nhuaduonggiaothong.com
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NHỰA ĐƯỜNG GIAO THÔNG
Doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối nhựa đường, máy công trình Uy Tín - Chất Lượng
{ Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu}
Tin tức
Tỷ giá - Ngoại tệ
Tỷ giá Phí vận chuyển
Ngoại tệ Mua vào Bán ra
USD 23075 23245
EUR 24960.98 26533.06
GBP 29534.14 30656.9
JPY 202.02 214.74
AUD 15386.41 16131.86
HKD 2906.04 3028.6
SGD 16755.29 17427.08
THB 666.2 786.99
CAD 17223.74 18058.21
CHF 23161.62 24283.77
DKK 0 3531.88
INR 0 340.14
KRW 18.01 21.12
KWD 0 79758.97
MYR 0 5808.39
NOK 0 2658.47
RMB 3272 1
RUB 0 418.79
SAR 0 6457
SEK 0 2503.05
(Nguồn: Ngân hàng vietcombank)
Giá vàng
Loại Mua vào Bán ra
Vàng SJC
Vàng SBJ
(Nguồn: Sacombank-SBJ)
Kết quả
Tin mới đăng
Quảng cáo - Đối tác
xe nau tuoi nhua duong 8hp
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập 1.568.612
Tổng số Thành viên 12
Số người đang xem 6
Công tác quản lý chất lượng, tiến độ công trình giao thông, Các giải pháp và kết quả đã đạt được

Đăng ngày: 08/05/2014 16:42
Công tác quản lý chất lượng, tiến độ công trình giao thông, Các giải pháp và kết quả đã đạt được
Xây dựng cầu đường
    Trong những năm qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác quản lý chất lượng, tiến độ công trình giao thông. Năm 2013, được chọn là “Năm kỹ cương, chất lượng, tiến độ và an toàn giao thông”. Để tìm hiểu nội dung và kết quả cụ thể của các giải pháp, phóng viên Tạp chí GTVT đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Sanh – Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, về vấn đề này:

Xin ông cho biết những giải pháp cơ bản trong công tác quản lý chất lượng và tiến độ các công trình giao thông của ngành GTVT trong thời gian vừa qua:

Bộ trưởng Bộ GTVT đã thường xuyên đặt mục tiêu chất lượng công trình giao thông lên hàng đầu trong công tác QLXD các công trình kết cấu hạ tầng giao thông. Liên tục hai năm 2011 – 2012, Bộ GTVT lấy chủ đề QLXD là “Năm chất lượng công trình” và năm 2013 là “Năm kỷ cương – chất lượng – tiến độ và an toàn giao thông. Năm 2014, sẽ tiếp tục xiết chặt trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu xây lắp); đưa các chủ thể này đi vào hoạt động nề nếp, kỷ cương, và trách nhiệm hơn nữa để bảo đảm tuyệt đối chất lượng, tiến độ các công trình giao thông khi đã được xây dựng.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thời gian qua Bộ GTVT đã đề ra hàng loạt các giải pháp, trong đó có các giải pháp cơ bản:

Thứ nhất, đã tổ chức rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng, tiến độ và giá thành xây dựng các công trình giao thông để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trước hết, Bộ trưởng đã quan tâm đến tăng cường năng lực cho cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về chất lượng, trực tiếp là Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, thông qua việc phê duyệt đề án “Hoàn thiện cơ chế và công tác tổ chức quản lý tiến độ, chất lượng và giá thành xây dựng công trình giao thông. Tiếp đến, Bộ trưởng đã ban hành hàng loạt các quyết định nhằm chấn chỉnh, nâng cao năng lực các chủ thể tham gia xây dựng các dự án; đưa ra các tiêu chí đánh giá nhằm lựa chọn các chủ thể có năng lực thực sự, có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm khi được giao công trình, dự án; các quyết định đó là: Quy định đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư, Ban QLDA các dự án do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định đầu tư; quyết định “Quy định đánh giá xếp hạng năng lực các tổ chức tư vấn xây dựng ngành GTVT; văn bản Về việc công bố xếp hạng năng lực các tổ chức tư vấn ngành GTVT năm 2012; quyết định “Quy định đánh giá xếp hạng năng lực các Nhà thầu xây lắp”; quyết định “Về việc công bố xếp hạng năng lực các Nhà thầu xây lắp”; quyết định “Quy định về kiểm tra, kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình xây dựng, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông”; quyết định Quy định tạm thời về hành vi, vi phạm và hình thức xử lý trong quản lý chất lượng công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ GTVT  quản lý...

Có thể nói, công tác quản lý chất lượng, tiến độ các công trình giao thông, trên phương diện hành chính đã được cũng cố, hoàn thiện khá đầy đủ, nội dung quản lý sâu, sát thực tiễn, có tính thuyết phục cao, đó là những yếu tố mang lại tính khả thi đưa văn bản QPPL vào cuộc sống .

Thứ hai, đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản QPPL nêu trên vào hoạt động quản lý hàng ngày; đánh giá các chủ thể đã từng tham gia xây dựng các công trình, dự án giao thông và công bố kết quả đánh giá xếp hạng cho 351 nhà thầu xây lắp, trong đó có 282 nhà thầu được đánh giá xếp hạng đạt yêu cầu; 51 nhà thầu được đánh giá xếp hạng không đạt yêu cầu; 18 nhà thầu được đánh giá xếp hạng trung bình. Đồng thời đã công bố kết quả đánh giá xếp hạng cho 118 tổ chức tư vấn theo thứ tự từ Top 10 đến Top 100. Các kết quả đánh giá xếp hạng đã được đưa lên hệ thống thông tin đại chúng, giúp các chủ đầu tư tham khảo, vận dụng  trong công tác lựa chọn các nhà thầu;

 Thứ ba, đối với công tác quản lý hiện trường đã tăng cường các đoàn kiểm tra, kiểm định chất lượng các công trình, xử lý nghiêm khắc đối với các công trình có dấu hiệu yếu kém về chất lượng. Công bố công khai các kết quả kiểm tra dự án thi công mở rộng QL1 đoạn qua tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa; xử lý hằn lún vệt bánh xe của QL3 thuộc Dự án An toàn giao thông, cầu Bến Thủy 2… Thông qua công tác kiểm tra, kiểm định, phát hiện những sai phạm của các chủ thể, xử lý nghiêm túc, công bố công khai trước dư luận, mang đến những phản ứng tích cực cho xã hội. Các tổ chức và cá nhân tham gia dự án cũng đã chủ động khắc phục các sai sót và ý thức trách nhiệm hơn, giám nhìn thẳng vào sự thật, không tránh né.

Thứ tư, phát huy hệ thống tư vấn độc lập, mời các tổ chức này tham gia thẩm tra thiết kế, dự toán, kiểm định các công trình giao thông. Khai thác năng lực của các tổ chức tư vấn độc lập để hỗ trợ cho cơ quan Nhà nước trong việc xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và giám định chất lượng công trình.

Thứ năm, phát huy sự kiểm tra giám sát của xã hội đã thiết lập qui chế phối hợp giữa Bộ GTVT với UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Công an, Trung ương Đoàn TNCS HCM trong việc kiểm tra, tuyên truyền, giám sát tiến độ, chất lượng các công trình giao thông. Đồng thời, Bộ GTVT cũng đã thiết lập hệ thống đường dây nóng để mọi người dân có thể phản ánh trực tiếp các tình trạng thi công công trình giao thông không đảm bảo chất lượng.

Thứ sáu, để xử lý nghiêm các trường hợp thi công công trình chất lượng kém, Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT đã có nghị quyết yêu cầu: “Các chủ đầu tư (Sở GTVT tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa) chỉ đạo các nhà thầu khẩn trương sửa chữa, khắc phục những hư hỏng trên tuyến đường, như: Tiến hành cào bóc, hoàn trả bằng bê tông nhựa theo thiết kế đối với những hằn lún vệt bánh xe có chiều dài h>2,5cm để đảm bảo an toàn giao thông; đồng thời, tiếp tục theo dõi các tuyến đường để kịp thời khắc phục những hư hỏng phát sinh; tăng cường kết cấu áo đường để bù lại những khiếm khuyết công trình do chiều dày kết cấu không đủ, chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu; kéo dài thời gian bảo hành thành 03 năm đối với các gói thầu có khiếm khuyết công trình; xử lý về mặt kinh tế, theo hướng chỉ thanh toán cho nhà thầu theo chiều dày, khối lượng thực tế; đánh giá hạ bậc xếp hạng đối với các nhà thầu, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và công bố rộng rãi; kiểm điểm các cá nhân, tập thể của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và làm rõ trách nhiệm”.

Với những giải pháp nêu trên, vai trò dóng góp của Cục QLXD và những kết quả của các giải pháp sau khi đã tổ chức thực hiện?

 Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng, tiến độ công trình giao thông. Thực hiện ý kiến chỉ đạo hàng ngày của Bộ trưởng, Cục là cơ quan chủ trì đã phối hợp với các cơ quan tham mưu khác để rà soát cập nhật, sửa đổi và xây dựng bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xây dựng cơ bản, chất lượng, tiến độ công trình giao thông. Sau khi các văn bản đã được ban hành thì phải tổ chức thực hiện có hiệu quả, đưa các văn bản vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời tiếp tục theo dõi những bất cập mà các văn bản đã ban hành chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn.

Bên cạnh đó, Cục còn tham mưu cho Bộ trong việc kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình giao thông, dự án nào yếu kém thì công bố công khai trước dư luận, dự án nào làm tốt thì biểu dương, động viên khen thưởng kịp thời, từ đó mới nâng cao được chất lượng công trình. Đồng thời, Cục còn tham mưu cho Bộ trưởng xử lý trách nhiệm các chủ thể và hướng khắc phục những công trình, dự án có biểu hiện yếu kém.

Với những giải pháp nêu trên, trong năm 2013 đã cho kết quả khá tích cực như sau:

Trong công tác quản lý tiến độ, chất lượng công trình: Đã có chuyển biến cả về nhận thức và hành động của các cơ quan tham gia dự án đầu tư xây dựng. Hiện nay, tình trạng công trình chậm tiến độ đã giảm rõ rệt; nhiều dự án, công trình đã hoàn thành vượt tiến độ với chất lượng cao, phát huy được hiệu quả khi đưa vào sử dụng. Năm 2013, đã khởi công 78 công trình, dự án và hoàn thành 46 công trình, dự án; trong đó, nhiều dự án đã hoàn thành vượt tiến độ và đạt chất lượng cao như: Cảng hàng không Phú Quốc, đường Vành đai 3 Hà Nội, Cảng Cái Mép – Thị Vải, Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên. Trong tháng 1/2014, sẽ tiếp tục khánh thành một số công trình và hạng mục công trình trọng điểm như dự án BOT QL1 từ Nam Bến Thủy đến TP. Hà Tĩnh vượt tiến độ 09 tháng, dự án đường cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đến Long Thành, đường cao tốc từ Hà Nội đến Vĩnh Yên…

 Trong công tác quản lý giá thành xây dựng: Bộ GTVT đã yêu cầu các cơ quan tham mưu, các chủ đầu tư, các Ban QLDA kiên quyết thực hiện các giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ giá thành, tiết giảm và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư như: Rà soát quy mô đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật của các dự án, thực hiện phân kỳ đầu tư các hạng mục công trình chưa phát huy hiệu quả; rà soát lựa chọn các giải pháp thiết kế hợp lý, tiết kiệm; thành lập Hội đồng đánh giá tình trạng khai thác của các cầu đang khai thác sử dụng, việc lựa chọn phương án phá bỏ cầu cũ phải được Hội đồng kiểm tra cho phép mới được thực hiện, khi cần phải xây dựng cầu mới không được lạm dụng sử dụng cọc khoan nhồi và sử dụng các kết cấu dầm có chi phí lớn (dầm hộp đúc hẫng, dầm bản rỗng đúc tại chỗ…). Kết quả từ khi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 đến tháng 12/2013, có 18 dự án đã được rà soát, thực hiện các giải pháp tiết giảm kinh phí đầu tư được 35.517 tỷ đồng, trong đó, cụ thể như sau:

+ Các dự án đã có Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (09 dự án): Kinh phí tiết giảm đưa về mặt bằng tại thời điểm áp dụng các giải pháp điều chỉnh là 17.904 tỷ đồng (theo số liệu tính toán của chủ đầu tư, Ban QLDA, tư vấn; chưa xét đến các điều chỉnh về khối lượng và trượt giá khi triển khai thi công).

+ Các dự án trong giai đoạn đề xuất điều chỉnh, chưa có Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án (09 dự án): Kinh phí tiết giảm ước tính là 15.371 tỷ đồng (theo số liệu tính toán của chủ đầu tư, Ban QLDA, tư vấn; chưa xét đến các điều chỉnh về khối lượng và trượt giá khi triển khai thi công).

+ Các dự án trong giai đoạn đề xuất, nghiên cứu lập dự án (03 dự án): Kinh phí tiết giảm ước tính là 2.242 tỷ đồng.

Bộ đang chỉ đạo tiếp tục xem xét để rà soát, điều chỉnh quy mô, phân kỳ đầu tư một số dự án, đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban QLDA không điều chỉnh dự án làm vượt TMĐT đã được duyệt.

- Về thẩm tra dự toán: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Xây dựng giao cho Viện Kinh tế Xây dựng thẩm tra dự toán toàn bộ các gói thầu xây lắp thuộc dự án QL1 và QL14, đảm bảo quản lý thống nhất về giá xây dựng đối với các dự án.

- Về đấu thầu: Các chủ đầu tư, Ban QLDA đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về chấn chỉnh công tác đấu thầu, tăng cường công tác quản lý đầu thầu, ngăn ngừa tình trạng bỏ thầu với giá quá thấp, giá không hợp lý hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu. Kết quả trong năm 2013, Bộ đã phê duyệt 230 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu 28.215 tỷ đồng, giá trị tiết kiệm 1.371 tỷ đồng (tỷ lệ tiết kiệm 4,63%).

- Về định mức, đơn giá: Bộ GTVT đã ban hành, công bố kịp thời định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng cho những công việc chưa có định mức hoặc định mức đã lạc hậu.

 Xin ông cho biết để tiếp tục duy trì năm chất lương công trình, vậy nhiệm vụ trong tâm của năm 2014 là gì ?

* Những nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo:

- Triệt để bám sát chỉ đạo tại các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến đầu tư xây dựng của ngành GTVT, đẩy nhanh đầu tư dứt điểm các dự án đưa vào khai thác, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính hạn hẹp hiện nay.

- Tiếp tục thực hiện chủ đề “Kỷ cương – Chất lượng – Tiến độ” trong lĩnh vực XDCB; trong đó tập trung nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động đối với các chủ thể tham gia dự án, đặc biệt là đối với Ban QLDA trong việc thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền và tư vấn giám sát công trình.

- Tổ chức thực hiện tốt các văn bản QPPL đã ban hành trong các năm trước vào thực tế hoạt động QLXD công trình giao thông. Thường xuyên theo dõi tính phù hợp với thực tiễn của văn bản, tiếp tục cập nhật sửa đổi, bổ sung, hoặc nâng cấp văn các bản hành chính lên mức độ pháp lý cao hơn (thông tư, hoặc nghị định), ngày mỗi đáp ứng yêu cầu về quản lý chất lượng, tiến độ, giá thành công trình.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các công trình dự án, tiến độ các dự án khởi công – hoàn thành trong năm 2014 (dự kiến khởi công 35 công trình, dự án; hoàn thành 58 công trình, dự án), đặc biệt là các dự án trên QL1, QL14 và các công trình trọng điểm, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng tốt để sớm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

* Các giải pháp và tổ chức thực hiện:

- Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; đảm bảo nguyên tắc phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng hiện nay theo hướng quy định trách nhiệm cụ thể; điều chỉnh lại những lĩnh vực phân công, ủy quyền kém hiệu quả.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định của Bộ về tăng cường quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng như: Đánh giá kết quả thực hiện, xếp hạng năng lực các chủ thể tham gia dự án; kiểm tra kiểm soát chất lượng, tiến độ, chất lượng công trình xây dựng giao thông; kiểm tra, kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư CTGT; Quy định tạm thời về hành vi vi phạm và hình thức xử lý trong quản lý chất lượng CTGT; Quy định tạm thời nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA đối với các dự án BOT – BT; Quy chế tạm thời hoạt động TVGS trong ngành GTVT;…

- Các cơ quan, đơn vị, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải triệt để tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; không ngừng nâng cao năng lực, trách nhiệm trong mọi lĩnh vực quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra hiện trường để theo dõi kiểm soát tốt tiến độ, chất lượng, an toàn; nghiêm túc xử lý những nhà thầu vi phạm về tiến độ, chất lượng công trình.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ về tiết kiệm chi phí đầu tư, tập trung cao cho công tác rà soát thiết kế, kiểm tra cầu cũ nhằm lựa chọn phương án tối ưu, khi cần phải xây dựng cầu mới không được lạm dụng sử dụng cọc khoan nhồi hoặc các kết cấu dầm có chi phí lớn.

- Tăng cường công tác giám định, kiểm định; kiểm soát tốt hệ thống quản lý chất lượng tại từng dự án; kiên quyết xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về chất lượng công trình.

- Tăng cường kiểm soát và có giải pháp hiệu quả về kỹ thuật – công nghệ, vật liệu xây dựng để khắc phục triệt để những tồn tại về chất lượng như đối với mặt đường BTN, lún tại các vị trí chuyển tiếp giữa đường và cầu, cống.

- Tăng cường quản lý công tác đấu thầu, đối với những công trình, gói thầu có nhà thầu yếu kém thì chủ đầu tư, Ban QLDA phải liên đới chịu trách nhiệm trước Bộ về công tác lựa chọn nhà thầu, sẽ phải xem xét khi đánh giá xếp hạng theo tiêu chí của Bộ GTVT ban hành; lựa chọn tư vấn có năng lực nhằm quản lý tốt chất lượng, giá thành công trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

- Tiếp tục rà soát lại hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng chuyên ngành để điều chỉnh những định mức đã cũ, lạc hậu, hoặc không phù hợp với thực tế hiện nay; ban hành định mức đối với công nghệ – kỹ thuật mới được áp dụng.

- Các cơ quan tham mưu của Bộ, các chủ đầu tư, ban QLDA tích cực giải quyết các tồn tại, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt các cam kết về tiến độ, chất lượng công trình.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của Tổ công tác thường trực tiếp nhận thông tin (qua đường dây nóng và hộp thư điện tử), tiếp thu ý kiến phản ánh của nhân dân và của các cơ quan, tổ chức để chấn chỉnh kịp thời những tồn tại về quản lý chất lượng, tiến độ công trình giao thông,

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều hành, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành công trình; Thực hiện có nề nếp chế độ báo cáo phục vụ công tác quản lý và chỉ đạo điều hành của Bộ.

Xin cảm ơn ông!

PV

Mời bạn xem video kèm theo
| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Danh sách các đơn vị doanh nghiệp xây dựng cầu đường Việt Nam