nhuaduonggiaothong.com
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NHỰA ĐƯỜNG GIAO THÔNG
Doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối nhựa đường, máy công trình Uy Tín - Chất Lượng
{ Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu}
Tin tức
Tỷ giá - Ngoại tệ
Tỷ giá Phí vận chuyển
Ngoại tệ Mua vào Bán ra
USD 23075 23245
EUR 24960.98 26533.06
GBP 29534.14 30656.9
JPY 202.02 214.74
AUD 15386.41 16131.86
HKD 2906.04 3028.6
SGD 16755.29 17427.08
THB 666.2 786.99
CAD 17223.74 18058.21
CHF 23161.62 24283.77
DKK 0 3531.88
INR 0 340.14
KRW 18.01 21.12
KWD 0 79758.97
MYR 0 5808.39
NOK 0 2658.47
RMB 3272 1
RUB 0 418.79
SAR 0 6457
SEK 0 2503.05
(Nguồn: Ngân hàng vietcombank)
Giá vàng
Loại Mua vào Bán ra
Vàng SJC
Vàng SBJ
(Nguồn: Sacombank-SBJ)
Kết quả
Tin mới đăng
Quảng cáo - Đối tác
xe nau tuoi nhua duong 8hp
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập 1.579.486
Tổng số Thành viên 12
Số người đang xem 1
Hệ thống giao thông đường bộ bị hư hỏng nặng nề sau bão số 2

Đăng ngày: 22/07/2014 11:08
Hệ thống giao thông đường bộ bị hư hỏng nặng nề sau bão số 2
Những tảng đá lớn rơi từ đỉnh núi xuống gây hư hỏng mặt đường và làm ách tắc giao thông trên Ql.34, tỉnh Cao Bằng.
    Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hỏng nghiêm trọng, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ giao thông bị tê liệt hoàn toàn. Thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

                            
Sạt lở gây hư hỏng nghiêm trọng nhiều tuyến đường.
 
Theo Thông tin từ Tổng cục ĐBVN, bão số 2 đã gây thiệt hại nặng nề đến công trình giao thông đường bộ trên nhiều tuyến đường quốc lộ và đường địa phương tại các tỉnh khu vực miền Bắc, cụ thể như sau:

Tại tỉnh Lạng Sơn, mưa lớn đã gây sạt lở, ngập nước trên nhiều tuyến quốc lộ 1A, 1B, 4B, 3B. Chịu ảnh hưởng nặng nhất là trên QL.3B, xuất hiện tới 54 vị trí sạt lở, ngập nước gây ách tắc giao thông, nghiêm trọng nhất là đoạn đi qua huyện Tràng Định tại vị trí Km89+500- Km89+550 và Km103+500-Km104+600,Ql.3B mặt đường bị ngập sâu khoảng 1,5m; đoạn từ Km111+600- Km111+800, mặt đường ngập khoảng 40cm gây tắc giao thông từ 17 giờ ngày 20/7 đến 15 giờ ngày 21/7 các phương tiện mới lưu thông bình thường trở lại.

Hiện tại trời vẫn đang mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Chi cục QLĐB I. 4 và Công ty CP 244 đang bố trí người theo dõi, tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông.
 
Hệ thống giao thông đường bộ tại tỉnh Điện Biên chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều tuyến quốc lộ bị tê liệt hoàn toàn. Trên QL.4H, tại Km12+050  lũ đã cuốn trôi cả đoạn đường dài khoảng 15m, sâu 3m làm tê liệt hoàn toàn giao thông trên tuyến này từ 4h ngày 20/7.

Hiện Sở GTVT Điện Biên đang tập trung sửa chữa, khắc phục nhanh chóng đảm bảo giao thông trên tuyến đường này.
 
      
QL.12, tỉnh Điện Biên bị tê liệt hoàn toàn do bão số 2 gây ra.
 
Trên QL.12, tại Km145 +400  lũ đã cuốn trôi cả đoạn đường dài khoảng 25m, sâu 4m làm tắc giao thông từ 4h ngày 20/7. Hiện Sở GTVT Điện Biên đang cho đang xử lý bằng đường tạm, dưới xếp 30 ống cống Ø150, trên xếp rọ thép và đắp cấp phối, mở đường tránh đến 16h30 ngày 21/7 đã thông xe đường tạm.

Còn tại tỉnh Sơn La bão gây mưa lớn đã làm sạt lở ta luy dương tại 57 vị trí trên QL.279, ước tính khối lượng khoảng 11.000m3. Sụt trượt ta luy dương tại 53 vị trí trên QL.6B, khối lượng ước tính khoảng 8.000m3; sạt lở ta luy dương tràn kín nền, mặt đường tại 04 vị trí trên QL.43 với khối lượng khoảng 800m3; sạt lở trên QL.279 với khối lượng ước tính khoảng 5000m3 gây tắc giao thông từ 10h30 ngày 21/7 đến 16 giờ 30 cùng ngày mới thông xe trở lại.

Tỉnh Lào Cai mưa lớn gây sạt lở ta luy dương nghiêm trọng tại Km118+030, Km118+100, QL.70 với khối lượng 2000m3 gây tắc giao thông từ 6 giờ 30 ngày 21/7 đến 12 giờ cùng ngày mới thông xe.

Nhiều tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ql.32 sụt ta luy dương với tổng khối lượng 6.087m3/68 vị trí, trong đó có 07 vị trí bị ách tắc cục bộ sau 1 giờ các xe mới lưu thông bình thường trở lại; Sụt ta luy âm tại Km327,QL32 dài 9m, sâu 3m đã vào đến mặt đường 0,5m làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông.

Trên QL.37, tỉnh Yên Bái cũng xuất hiện nhiều vị trí Lún cao su nền, mặt đường, lún võng ổ gà tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.
 

Mưa lớn làm đất, đá, cây cối sạt lở vùi lấp mặt đường gây ách tắc giao thông.
 
Ngoài ra, các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang  cũng bị sạt lở, ngập nước tại nhiều vị trí. Trên QL.2C sạt lở taluy dương nền đường 26 vị trí, ước tính khối lượng sạt khoảng 5.600m3; sạt lở taluy âm tại 15 vị trí, đất trôi vùi lấp mặt đường tại 04 vị trí, ước khối lượng khoảng 500m3; vùi lấp rãnh dọc tại 15 vị trí, chiều dài 730m, khối lượng ước khoảng 467,2 m2; đất đá trôi vùi lấp 07 tràn trên đoạn tuyến từ Km162+880 – Km173+590, đặc biệt tại vị trí tràn Km162+880 bị cuốn trôi, sói lở mái xây đá ốp mái taluy phía hạ lưu dài 12 m, khối lượng khoảng 8,4 m3 đá xây; tràn Km170+600 bị vùi lấp 2 đầu lên xuống tràn dầy trung bình 35cm, vùi lấp 01/4 cửa thoát nước. Ước khối lượng khoảng 700m3.

Sạt lở taluy dương nền đường bồi lấp rãnh dọc đoạn từ Km200+950 – Km201+100,QL.2C, tỉnh Tuyên Quang ước tính khối lượng khoảng 140m3, đất trôi vùi lấp mặt, lề đường tại 60 vị trí, khối lượng khoảng 9.840m2, đất trôi vùi lấp rãnh dọc tại 56 vị trí, dài khoảng 5.750md, khối lượng khoảng 3.580m3, không gây ách tắc giao thông nhưng cũng ảnh hưởng đến khả năng thoát nước trên tuyến đường này.

Trên QL.279 tỉnh Tuyên Quang cũng bị sạt sở, hư hỏng nhiều đoạn. Nặng nhất là đoạn đi qua địa phận huyện Na Hang, sạt lở taluy dương 45 vị trí, ước khối lượng sạt khoảng 57.780m3, trong đó tại các vị trí Km63+300, Km65+200, Km68+520, Km69+250 sạt lở đất đá làm tắc đường gây ách tắc giao thông cục bộ từ 7 giờ đến 9 giờ ngày 20/7/2014 mới thông xe.

Ước tính kinh phí thiệt hại trên hệ thống Quốc lộ do bão số 2 gây ra khoảng 100 tỷ.
 

Những tảng đá lớn rơi từ đỉnh núi xuống gây hư hỏng mặt đường
và làm ách tắc giao thông trên Ql.34, tỉnh Cao Bằng.

 
Bão số 2 cũng làm ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống giao thông tại các tuyến đường địa phương.

Các Tuyến đường tỉnh 112, 106, 114 trên địa bàn tỉnh Sơn La bị sụt lở ta luy dương tràn kín nền, mặt đường, khối lượng ước tính hàng chục nghìn m3, Kinh phí thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, diễn biến thời tiết vẫn hết sức phức tạp, khó lường thường xuyên xẩy ra những đợt mưa to, các vị trí sụt trượt mặc dù đã được khắc phục thông xe, tuy nhiên chỉ là đảm bảo thông xe tạm thời, hiện các vị trí này vẫn đang xẩy ra tiếp tục sụt trượt và luôn có nguy cơ gây ách tắc giao thông; Sở GTVT Sơn La đang tiếp tục chỉ đạo đơn vị tập trung lực lượng khắc phục đảm bảo giao thông.
 
Nhiều tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang như: ĐT.085, ĐT.186, ĐT.187, ĐT.188, ĐT.190... cũng bị hư hỏng, đất tràn mặt đường, ngập nước, mặt đường bị xói trôi, hình thành các rãnh lớn trên mặt đường, nhiều điểm nước đọng mặt đường không thoát được gây sình lún mặt đường.

Các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng bị hư hỏng nghiêm trọng. Nặng nhất là tại Km11+500, ĐT. 237B đoạn đi qua hai huyện Bản Tẳng - Mẫu Sơn, sạt lở ta luy âm dài 12m, sâu 8m, mất hết mặt đường tại vị trí này các phương tiện không đi qua được. Các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn khi đưa máy xúc tiếp cận vị trí này. Dự kiến cho lắp đặt cầu tạm bằng dầm bailey, Sở sẽ chỉ đạo đơn vị tư vấn giao thông, công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn thực hiện đảm bảo thông xe trong thời gian sớm nhất.

Đường tỉnh 152, tỉnh Lào Cai sạt lở ta luy tại 77 vị trí từ Km41+400 – Km54+750, khối lượng 12.500m3, trong đó có 16 vị trí sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông, dự kiến đến hết ngày 24/7/ mới thông xe tạm thời.

Thiệt hại kinh phí ước tính trên hệ thống giao thông tại các địa phương khoảng 50 tỷ đồng.

Để khắc phục thiệt hại do bão số 2 gây ra và đảm bảo giao thông an toàn trên tất cả các tuyến đường, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo các Cục QLĐB I và các Sở GTVT tập trung lực lượng hót dọn đất đá tràn mặt đường để thông xe; những vị trí bị nước ngập mặt đường tổ chức cắm cọc tiêu, rào chắn cảnh báo và tổ chức trực gác 24/24h; những vị trí sụt ta luy âm dùng  kè rọ thép, đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương, tổ chức phân luồng điều hành giao thông.                                                                                                                                          

 

                                                                                                                                                                 Ngô Thùy

| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng: Nhà thầu chậm tiến độ sẽ bị "cấm cửa"
Thành lập nhiều đoàn thanh tra các xe ôtô chở quá tải, quá khổ tại các công trình đường bộ
Phó Thủ tướng yêu cầu siết chặt quản lý kinh doanh vận tải
Siết chặt quản lý xe quá khổ quá tải và xe cơi nới thùng hàng
Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang chỉ đạo rà soát dự án đường bị "tố" thông thầu
Xe quá tải rầm rập lên cao tốc Nội Bài - Lào Cai “né” trạm cân
“Dùng tiền của dân làm đường kém thế mà vẫn ăn ngon ngủ yên?”
Hóa dầu VP và Hồng Hà bàn giao tàu chở nhựa đường VP ASPHALT 2 HH16
Liệu có hiện tượng mãi lộ, đội giá cước khi kiểm soát trọng tải xe
Công tác quản lý chất lượng, tiến độ công trình giao thông, Các giải pháp và kết quả đã đạt được